Tổng cộng:
[tintuc]
Xuồng Ba Lá Miền Tây là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Phương Nam thời khẩn hoang mở cỏi. Vì sao người ta lại chọn phương tiện di chuyển là xuồng/ ghe, chứ không phải là xe ngựa, hay xe bò để vận chuyển hàng hóa và chở người. Vì dù sao thì đi trên đất liền cũng nhanh hơn đi dưới nước mà. Hơn nữa lại ít tốn công sức để chèo ghe/ xuồng nữa. Ắc hẵn là phải có 1 lý do nào đó nên người ta mới chọn phương án dùng xuồng để di chuyển phải không các bạn. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này nhé:
Xuồng Ba Lá Miền Tây là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Phương Nam thời khẩn hoang mở cỏi. Vì sao người ta lại chọn phương tiện di chuyển là xuồng/ ghe, chứ không phải là xe ngựa, hay xe bò để vận chuyển hàng hóa và chở người. Vì dù sao thì đi trên đất liền cũng nhanh hơn đi dưới nước mà. Hơn nữa lại ít tốn công sức để chèo ghe/ xuồng nữa. Ắc hẵn là phải có 1 lý do nào đó nên người ta mới chọn phương án dùng xuồng để di chuyển phải không các bạn. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này nhé:
Xuồng 3 Lá hay thuyền 3 lá được thiết kế rất đơn giản, không cần quá nhiều cây, ván và các dụng cụ khác để làm xuồng. Người ta chỉ cần dùng 3 mảnh ván lớn với khổ dài 4 mét hoặc 6 mét, bề ngang ( cao ) từ 6 - 8 tất ( tương đương 3 hoặc 4 gang tay ). 3 mảnh ván này sẽ được những thanh ngang giữ chặc lại với nhau, tạo nên 1 cái khung khá chắc chắn.
Hình dáng chiếc xuồng ba lá giống chữ V, phía trên thì rộng, phía bên dưới hơi nhỏ lại, ở 2 đầu chiếc xuồng có hình mũi nhọn, ở gần 2 đầu chiếc xuồng có lót 1 miếng ván theo chiều ngang 2 x 6 tất để ngồi chèo xuồng.
Khi xuồng được thiết kế xong, thì người ta dùng lớp mỡ bò, và keo dán xuồng ( người Miền Tây gọi là Keo Chai ), sau khi trám hết các lổ và khe hở, đem phơi 2 nắng cho keo cứng và dính chắc vào những mảnh ván của chiếc xuồng. Kế tiếp người thợ mộc sẽ dùng mỡ bò sơn lên 1 lớp ở bên ngoài chiếc xuồng, mục đích là cho nước đừng thấm vào những mãnh ván của chiếc xuồng 3 lá, phần nữa lớp mỡ bò này sẽ rất trơn, khi xuồng lướt trên mặt nước hay đi ngang qua lớp bùn lầy sẽ không bị vướng lại thì xuồng sẽ đi nhanh hơn.
Vì sao người dân Miền Tây lại dùng xuồng làm phương tiện di chuyển chủ yếu vào những năm đầu khai hoang?:
Như các bạn đã biết, địa hình ở Miền Tây là vùng đồng bằng, có rất nhiều kênh rạch nhỏ, vùng trũng khá nhiều. Những ngày đầu tiên, khi cha ông chúng ta đi mở cỏi ở Phương Nam chưa có điều kiện để xây dựng các tuyến đường giao thông đường bộ thuận tiện, kênh rạch thì quá nhiều, các phương tiện như xe, kiệu rất khó sử dụng tại vùng đất ngập nước này. Thay vào đó là những chiếc xuồng ba lá vừa gọn, nhẹ, chở được nhiều đồ, vật dụng, khi dùng dầm để bơi xuồng, lướt trên mặt nước vì thế chúng ta chỉ cần dùng thế để chèo, chống 1 chút là xuồng đã có thể di chuyển không tốn nhiều sức. Từ đó chiếc xuồng 3 lá đã được người dân nơi đây sử dụng rất phổ biến, và nó đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người Miền Tây.
Dấu hiệu để nhận biết xuồng 3 lá:
Thông thường khi chúng ta đi ghe/ tàu ở các con sông lớn hay ở các phá ( vịnh ), biển thì chúng ta dễ dàng nhìn thấy phía trước mũi tàu sẽ có vẽ 2 con mắt. Tùy theo ở sông hay ở biển mà các nghệ nhân sẽ vẽ mắt to, nhỏ, hung tợn hay hiền hòa khác nhau. Nhưng riêng đối với xuồng ba lá là người ta không có vẽ mắt.
Vì xuồng 3 lá được sử dụng để di chuyển trên các cánh đồng, mương, kênh, rạch nhỏ. Ở những khu vực như thế, thì rất ít khi có quái thú. Cho nên người ta không cần vẽ thêm mắt ở phía trước để hù dọa thủy quái.
Lễ cúng hạ thủy xuồng 3 lá ở Miền Tây:
Ở Miền Tây cho dù là nghe/ thuyền lớn hay là xuồng ba lá nhỏ thì khi thả xuồng xuống nước để sử dụng. Người chủ của chiếc xuồng/ ghe đó vẫn phải làm lễ cúng Bà Cậu - là vị thần sông nước, có khả năng phù trợ và giúp cho xuồng, ghe được an toàn khi đi qua những đoạn nước cuốn, nguy hiểm ( đây là phong tục dân gian ).
Thông thường lễ cúng hạ thủy xuồng ba lá ở Miền Tây người ta sẽ cúng 1 con vịt, trái cây, xôi, chè, nhang, đèn. Và cầu nguyện Bà Cậu phù trợ cho được xuôi chèo, mát máy, mua bán thuận buồn xuôi gió, đi đến nơi về đến chốn..vv.
Ngày nay xuồng ba lá thường xuất hiện trong các chương trình Tour Du Lịch Miền 1 Ngày ở khu vực Cù Lao Thới Sơn, Cù Lao Tân Phong hay các Rừng Tràm như: Trà Sư, Xẻo Quýt, Tràm Chim. Khi các bạn đi du lịch ở những địa điểm đó, bạn có cơ hội tự tay ngồi lên chiếc xuồng ba lá và chèo xuồng dọc theo kênh rạch sông nước Miền Tây. Có nhiều du khách nước ngoài rất thích đội thêm chiếc nón lá hoặc là đội các chiếc khăn rằng trên đầu, còn mình thì mặc các chiếc áo bà ba đủ các loại màu. Vừa chèo xuồng vừa nghe các cô, dì, em gái Miền Tây hát vọng cổ hay rao hò các điệu lý thì thật là thú vị và ý nghĩa biết bao.
Trên đây là phần tổng hợp cơ bản về các nội dung liên quan đến chiếc xuồng 3 lá ở Miền Tây. Nếu các bạn có câu hỏi, hay thắc mắc về nội dung nào đó về chiếc xuồng ba lá. Thì các bạn có thể để lại nội dung nhận xét bên dưới. Chúng tôi sẽ xem, và trả lời cho các bạn nhé.
Mời các bạn xem thêm các bài viết khác về du lịch Miền Tây tại link trang web này nhé: www.tuadulichmientay.com
[/tintuc]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét